Dịch vụ quản lý tài sản giúp các chủ sở hữu tài sản bất động sản tiết kiệm được thời gian, chi phí và tăng lợi nhuận cho tài sản. Các đơn vị dịch vụ đại diện cho chủ sở hữu thực hiện các công việc như cho thuê, chuyển nhượng, xử lý các thủ tục pháp lý và vấn đề phát sinh trong các giao dịch bất động sản, đảm bảo an toàn và duy trì các chế độ bảo trì tài sản.
Công việc quản lý tài sản bất động sản yêu cầu sự giám sát mỗi ngày của đơn vị quản lý, tùy theo đặc thù và mục đích sử dụng của tài sản, đơn vị quản lý áp dụng những phương án và cách quản lý phù hợp, các bất động sản thường sử dụng dịch vụ: quản lý bất động sản nhà ở, quản lý bất động sản thương mại, quản lý bất động sản nghĩ dưỡng, quản lý bất động sản công nghiệp và nhà xưởng.
Thông thường quy trình dịch vụ quản lý tài sản bao gồm:
1. Ký kết hợp đồng quản lý tài sản
Chủ nhà và đơn vị dịch vụ ký kết hợp đồng quản lý tài sản để đơn vị quản lý có thể thực hiện được các hoạt động dịch vụ cho khách hàng, bộ hợp đồng thường bao gồm: Hợp đồng quản lý tài sản, giấy ủy quyền của chủ nhà cho đơn vị quản lý.
Mức phí quản lý sẽ do hai bên thỏa thuận, thông thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá thuê của tài sản tính theo tháng (giao động từ 5%-8%), hoặc ấn định một mức phí cố định tính theo diện tích và yêu cầu quản lý của tài sản. Ngoài ra, một số tài sản có đặc thù riêng theo mục đích sử dụng và nhu cầu của chủ nhà về các chế độ bảo trì, bảo dưỡng sẽ có những mức chi phí phù hợp.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản
Đơn vị quản lý tài sản tiếp nhận và quản lý bất động sản của chủ nhà. Tùy theo từng loại hình bất động sản các đơn vị này sẽ có các báo cáo cụ thể cho chủ nhà ví dụ đề xuất phương án sử dụng tài sản như cải tạo để cho thuê, đề xuất giá thuê phù hợp, hoặc chuyển nhượng tài sản tại thời điểm thích hợp để gia tăng giá trị tài sản.
Trong quá trình quản lý tài sản sẽ có các phát sinh, ví dụ các hư hỏng cần sửa chữa hay các vấn đề pháp lý cần xử lý như đăng ký tạm trú cho người thuê, làm việc với ban quản lý tòa nhà, các cơ quan chức năng v.v… thì đơn vị dịch vụ có thể thay mặt chủ nhà (theo văn bản ủy quyền) để xử lý và đưa ra các phương án phù hợp để tối ưu được doanh thu và tiết kiệm chi phí cho chủ nhà.
3. Đề xuất phương án gia tăng giá trị cho tài sản
Năng lực của các đơn vị quản lý bất động sản sẽ được thể hiện rõ khi họ phát huy vai trò không chỉ ở việc quản lý và bảo trì tài sản mà còn là tư vấn và đưa ra những phương án chiến lược để tăng giá trị cho tài sản. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu và thông tin tài sản, các đơn vị này lên kế hoạch để bất động sản đem lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng như cho thuê, kết hợp kinh doanh hoặc chuyển nhượng và tái đầu tư.
4. Một số biểu mẫu thường dùng
Comments