Với các không gian làm việc để có thể sử dụng thoải mái và phù hợp bạn cần chú ý đến các thông tin về kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn, dưới đây là các thông tin bạn nên tham khảo trước khi bắt đầu thiết kế văn phòng hay tự chuẩn bị góc làm việc tại nhà.
Không gian làm việc tốt, bàn làm việc thiết kế đúng tiêu chuẩn sẽ đem tới hiệu suất công việc tuyệt vời và cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
1. Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn
Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn cần chú ý đến kích thước chung của không gian làm việc, tỉ lệ bàn và các vật dụng nội thất khác, lối giao thông cũng như số lượng người sử dụng. Sẽ không có kích thước bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế bàn làm việc, bạn nên cân nhắc về nhu cầu sử dụng để có những điều chỉnh phù hợp. Thông số cần lưu ý đó là chiều cao, bạn nên giữ chiều cao bàn làm việc tiêu chuẩn ở mức 750mm để đảm bảo sử dụng thoải mái.
Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn thường gặp như sau:
Các kích thước xung quanh giúp việc di chuyển dễ dàng và sử dụng thuận tiện hơn, thông thường những kích thước này luôn được xem xét trước cả kích thước bàn làm việc.
Kích thước và tỉ lệ trong cả tổng thể không gian cũng là điều cần quan tâm, với mỗi dự án thiết kế văn phòng bạn cần liệt kê rõ ràng các thông tin cho nhà thiết kế để có lựa chọn phù hợp nhất.
2. Các chi tiết thiết kế của bàn làm việc văn phòng
Các chi tiết trong bàn làm việc tiêu chuẩn thường có phần mặt bàn và phần chân đế, một số loại bàn sẽ có chi tiết ngăn kéo, vách ngăn tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Nhưng về tổng thể phần mặt bàn và chân bàn vẫn là các chi tiết cần chú ý về kích thước khi thiết kế.
Mặt bàn
Mặt bàn làm việc có kích thước thông thường là : 1200x700mm, 1400x700mm hoặc nhỏ hơn 1200x600mm, 1000x600mm…
Khi bạn có nhu cầu sử dụng mặt bàn kích thước lớn hơn sẽ có 2 cách thường sử dụng đó là: Thêm phần gia cố ở chân bàn hoặc tách ra thành 2 bàn, như vậy sẽ đảm bảo về vận chuyển, lắp ráp dễ dàng, nhanh gọn cũng như sử dụng chắc chắn, không gặp các vấn đề chất lượng như rung lắc, phần chân đế sẽ vững chắc hơn.
Chân bàn
Chân bàn làm việc thường là loại ở hai bên, mục đích để không gian dưới chân rộng thoáng và thoải mái di chuyển. Thời gian ngồi làm việc dài nên phần chân đế phải chắc chắn và đủ rộng để người dùng có thể đặt thêm các vật dụng như tủ cá nhân, đế gác chân, …
Chân bàn làm việc không nên dùng loại có chân ở giữa bàn như các loại bàn ăn hoặc bàn ở quán cà phê, điều này làm giảm không gian để chân, gây khó chịu khi sử dụng thời gian dài
Phụ kiện bàn làm việc
Cuối cùng bàn làm việc hiện nay cần có các phụ kiện đi kèm như: ổ cắm điện, vách che dây điện, lỗ trên mặt bàn để đi dây điện, việc này giúp không gian làm việc gọn gàng và dễ sử dụng hơn.
3. Tại sao bạn nên lựa chọn thiết kế bàn làm việc riêng cá nhân
Với các loại bàn làm việc mua sẵn, bạn sẽ khó lựa chọn được mẫu bạn thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, đặc biệt với những văn phòng công ty có tính chất công việc đặc thù như kỹ thuật phải ngồi nhiều, hoặc marketing cần môi trường năng động…
Vì vậy khi lựa chọn thiết kế và đặt hàng mẫu bàn làm việc riêng thì bạn có thể lựa chọn kích thước bàn, hộc bàn, các loại phụ kiện đi kèm, các loại tủ cá nhân,… việc này cũng giúp giảm chi phí mua lẻ các phụ kiện, quá trình lắp đặt cũng sẽ được xưởng sản xuất xử lý nhanh gọn.
Chúng tôi luôn gợi ý khách hàng nên có những lựa chọn thông minh để quá trình thiết kế - thi công nội thất văn phòng được tiện lợi-nhanh gọn và sản phẩm nội thất có thể sử dụng lâu dài, bạn nên chọn các đơn vị uy tín cũng như chất liệu tốt để có được những không gian làm việc ưng ý nhất nhé!
>>> LIÊN HỆ TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT: https://www.nadadesignstudio.com/
----------
Comments